« Quay lại

Cao lanh là gì? Nó sử dụng cho mục đích nào?

Bạn là một người con nhà nông, thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại phân bón gốc khác nhau. Mỗi một loại phân bón đều có đặc tính nổi trội khác nhau về thành phần và hoạt chất. Tuy nhiên bạn có biết rằng trong những sản phẩm phân bón đó đều bắt đầu từ một nguyên liệu chính là đất cao lanh hay không. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin về đất cao lanh là gì qua bài viết dưới đây nhé.

Đất cao lanh là gì?


Đất cao lanh là gì? Đất cao lanh là một loại đất sét rất đặc biệt có màu trắng, rất bở và có thể chịu được nhiệt độ cao. Thành phần chủ yếu trong đất cao lanh đó chính là những khoáng vật về kaolinit và một số những khoáng vật khác như: thạch anh, montmorillonit, illit… Đối với ngành công nghiệp thì đất cao lanh cũng đóng một vai trò quan trọng để có thể sản xuất ra đồ gốm, vật liệu chịu nhiệt độ, đá mài, phèn nhôm, cao su, xi măng trắng…

Đất cao lanh là một loại đất xét màu trắng rất đặc biệt

Lịch sử về tên gọi đất cao lanh

Tên gọi cao lanh được bắt nguồn từ một địa điểm ở Cảnh Đức Trấn, Giang Tô, Trung Quốc. Tại đây người ta gọi là Cao Lĩnh Thổ có nghĩa là đất sét có màu trắng ở Cao Lĩnh. Ở đây đất cao lanh được xem như là nguồn nguyên liệu để làm gốm sứ. Ngoài ra thì đất cao lanh còn có tên gọi khác đó là kaolin, được những giáo sĩ mang đến Châu Âu vào thế kỷ thứ 18.


Phân loại về đất cao lanh


Đất cao lanh có rất nhiều kiểu để phân loại ra thành những loại riêng biệt. Tùy thuộc vào xuất sứ và mục tiêu sử dụng, sức chịu nhiệt, độ dính, độ dẻo…


Từ nguồn gốc của từng loại đất thì bạn có thể phân bố đất cao lanh thành hai dạng chính là sơ cấp và thứ cấp. Đất cao lanh sơ cấp được hình thành từ những quá trình phong hóa học hoặc thủy nhiệt từ những loại đá có thành phần fenspat. Còn đất cao lanh thứ cấp là loại đất đã được chuyển đổi từ cao lanh sơ cấp nhờ vào sự tác động của thiên nhiên. Tuy nhiên cũng có một số loại đất cao lanh được hình thành ở những nơi yên tĩnh khác nhờ vào sự biến đổi của thủy nhiệt và phong hóa học với acco.

Đất cao lanh cũng được phân chia ra làm hai loại đó là sơ cấp và thứ cấp

Còn đối với mức độ chịu nhiệt thì đất cao lanh được chia làm bốn loại đó là: 1.750 độ c, 1.730 độ c, 1.650 độ c, 1.580 độ c.

Ở trạng thái đã đun nóng từ thành phần AL2O3 + SIO2 thì đất cao lanh được phần thành 4 loại đó là: Siêu bazơ, bazơ, axit, bazơ cao.


Tính chất hóa lý của cao lanh


Đất cao lanh khi có nước thì sẽ trở nên rất dẻo, tuy nhiên chúng không hề có hiện tượng co giãn. Tính chất này cũng là tính chất đầu tiên mà con người biết đến về đất cao lanh. Để sử dụng đất cao lanh thì người ta thường nung chảy nó ra để có thể định hình và tạo ra sản phẩm. Đối với đất cao lanh thì để có thể nung chảy được chúng thì bạn cần sử dụng nhiệt độ từ 1.750 độ c đến 1.787 độ c. Lưu ý rằng khi bạn nung chảy đất cao lanh ra thì chúng sẽ có hiện tượng tích tụ nhiệt ở khoảng 510 đến 600 độ c.

Đất cao lanh sẽ tan chảy ở một nhiệt độ nhất định

Ứng dụng của đất cao lanh

Đất cao lanh hay còn gọi là kaolin thường được sử dụng trong những ngành nghề khác nhau như: Nghề gốm, giấy, cao su, sơn, làm thủy tinh, làm chất dẻo, xi măng trắng, gạch chịu nhiệt… Ngoài ra thì đất cao lanh còn được áp dụng để có thể sử dụng trong ngành y tế, mỹ phẩm. Bởi vì trong chúng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể tiêu diệt được vi khuẩn có hại cho cơ thể con người. Còn đối với ngành nông nghiệp thì đất cao lanh cũng đóng một vai trò quan trọng không kém đó là được sử dụng để tạo nên phân bón gốc. Cũng chính từ những thành phần có trong đất cao lanh đã góp phần làm chất lượng phân bón và nông sản được tăng cao.

Đất cao lanh còn được những làng nghề làm gốm sử dụng để tạo ra sản phẩm

Trên đây là những thông tin cần thiết về dat cao lanh mà mình muốn chia sẻ đến với các bạn. Cám ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của mình, chúc các bạn có một ngày làm việc thật vui vẻ.


Nguồn: vn24h

Tin nổi bật